Hotline: 0769 150 150
0

Tiêu chí để chọn một đôi giày vừa vặn

16:31:00 19/09/2017 | Giày thông minh

Với mức thu nhập trung bình hiện tại của người dân Việt Nam, thật khó để cho đại bộ phận có thể tiếp cận với dịch vụ đo chân đóng giày (Made-to-Measure hoặc cao cấp hơn là Bespoke) vốn có giá lên tới hàng nghìn $. Thay vào đó, họ sẽ tìm đến các mặt hàng có sẵn (Ready to Wear – RTW) trên thị trường với sự đa dạng về mẫu mã, chất lượng và giá cả. Vậy đâu là tiêu chí để chọn một đôi giày vừa vặn?


Nói gì thì nói, mỗi nhà sản xuất sẽ có một định hướng riêng về phom giày của mình. Có thể bên A sẽ thu thập thông tin từ đối tượng khách hàng họ muốn nhắm tới sau đó làm ra form giày thông minh chuẩn dựa vào các con số đó, bên B lại làm last theo chân của.. ông thợ chính chẳng hạn (có thể lắm nhé!). Kết quả là khách hàng phải rất nỗ lực cộng thêm một chút may mắn mới tìm được một đôi giày vừa khoảng 80-90% bàn chân của mình, vì chẳng ông nào giống chân ông nào cả.


Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn một cái nhìn khái quát về cách chọn giày dép nói chung và giày da nói riêng. Cần nhiều hơn một con số để có thể xác định đúng kích cỡ một đôi giày, nếu chỉ đơn giản chỉ là chọn size theo cảm tính và order thì sẽ không bao giờ có tình trạng dở khóc dở cười mỗi khi hàng về tới tay. Bỏ thì thương vương thì tội, bạn có đủ can đảm để xỏ chân vào một đôi giày chật ních hay chỉ chực nhấc gót mỗi khi bước đi? Tôi không nghĩ vậy đâu.


Độ vừa vặn của một đôi giày được xác định bởi các yếu tố chính: chiều rộng, chiều dài và chiều cao mu bàn chân. Các tiêu chí sẽ được sắp xếp theo mức độ quan trọng giảm dần trong phần tiếp theo của bài viết. Hãy cùng tìm hiểu tại sao lại có sự phân biệt như vậy nhé!



 1. CHIỀU RỘNG

Với kinh nghiệm xương máu của mình, tôi khuyên các bạn dù giày vài trăm k hay vài triệu thì cũng phải để ý trước tiên đến chiều rộng của giày, vì đây là yếu tố BẤT BIẾN – không có biện pháp khắc phục nào cho tình trạng này mà không làm thay đổi cấu trúc, kiểu dáng của đôi giày cả.

Cách kiểm tra cũng khá đơn giản: khi xỏ vào nếu ngón chân cái hoặc ngón chân út không bị đau, không bị kích và KHI ĐỨNG LÊN nhìn từ trên xuống thấy phom giày không bị biến dạng tức là vừa. Nhớ là phải đứng lên nhé vì lúc đó trọng lượng cơ thể dồn xuống ta mới biết chính xác độ bè của bàn chân.

Hãy nhớ cố định chân rồi lấy tay ấn vào đốt xương ngón út má ngoài để kiểm tra chắc chắn xem là vừa chân hay là rộng hơn một chút (nếu bóp vào vẫn thấy thừa).

Ta có thể chấp nhận 1 đôi giày hơi dài nhưng đừng cố ép chân vào 1 đôi giày bị hẹp bề ngang so với chân mình. Hoàn toàn không ổn chút nào cả!


Tôi đã từng tặc lưỡi chấp nhận đi một đôi giày chật ngang chỉ vì nó quá đẹp, kết quả là sau một thời gian vừa đi vừa nhăn nhó, phần da bên hông bị phồng lên một đoạn đúng bằng đoạn ngón chân út thừa ra. Nói nôm na là đôi giày đã MẤT PHOM và vô phương cứu chữa, đấy là còn chưa nói đến các di chứng cho bàn chân trong suốt một khoảng thời gian sau đó.




2. CHIỀU DÀI
Tại sao lại nói thà chấp nhận một đôi giày hơi dài chứ đừng bao giờ ép chân vào một đôi giày chật ngang? Lý do rất dễ hiểu: chúng ta có thể KHẮC PHỤC được đến 80% tình trạng đó mà không làm thay đổi cấu trúc đôi giày.

Cách phổ biến và rẻ nhất hiện nay đó là mua các miếng dán gót có giá từ 5-10k trên thị trường, nếu chỉ hơi nhấc một xíu thì đây là best option. Trong trường hợp bạn bị dư >0.5 cm, ta có thể đến các cửa hàng sửa chữa giày dép để họ gắn một miếng da theo chiều dày mong muốn hoặc hoàn toàn có thể đi thêm một cái lót cả bàn chân nếu phần hông giày vẫn còn dư nhiều, cách này phù hợp nhất với các bạn order giày bị to hơn 0.5 – 1 size.
Thậm chí, có những trường hợp chỉ cần đi một đôi tất với độ dày phù hợp thôi là bạn đã thấy khác rất nhiều rồi. Vậy nên nếu có trót đem lòng yêu mẫu giày nào đó mà hơi bị thừa chiều dài thì cũng đừng vội cự tuyệt em nó, sai đâu sửa đấy mà phải không anh em.



3. MU BÀN CHÂN
Mu bàn chân cao là đặc điểm của đa số người Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung. Việc này sẽ gây khó khăn khi đi giày Tây bởi vì giày Tây thường thiết kế phần mu bàn chân thấp hơn để tăng tính thẩm mỹ (điều này đã thay đổi khi mà vài năm trở lại đây các nhà sản xuất đã chú trọng hơn vào các mẫu giày có phần mu cao).

Ví dụ trực quan nhất là khi đi oxford sẽ bị lộ lưỡi gà chứ không khép kín hết được . Đó là về yếu tố thẩm mỹ. Yếu tố này là thứ yếu, có hay không cũng không phải vấn đề to tát. Quan trọng nhất vẫn là yếu tố thứ hai. Nếu phần này mà không ổn thì bạn sẽ bị tổn thương lâu dài ở chân một cách từ từ, mà tổn thương ở chân sẽ liên quan trực tiếp tới cột sống luôn đấy. Đừng coi thường!

Yếu tố mà tôi đang nhắc tới ở đây đó là sự thoải mái. Nếu phần này bị quá bó (khít quá, cà vào chân nhiều quá,..) sẽ khiến chân bị đau, lâu ngày là hỏng chân. Bạn nào đi Double monk sẽ cảm nhận được cảm giác bó chân nhiều hơn là đi Oxford vì Double monk có tận 2 lớp da. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh lại là thời gian break-in cũng sẽ mang lại cảm giác bó một chút – hết thì sẽ thấy thoải mái. Đừng vội đánh giá một đôi giày khi chưa qua giai đoạn dậy thì này.

Công ty TNHH Quốc tế Smart Italy Vietnam

 Địa chỉ Hà nội: 152 Hàng Bông - Hoàn Kiếm.
 024 392 88988
 Địa chỉ Sài gòn: 287 Đường 3 tháng 2 - Phường 10 - Quận 10
 028 7301 0606

Bình luận